Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Tại Việt Nam
Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Tại Việt Nam
Sinh Viên: Nguyễn Đức Hùng – Vũ Trọng Hiệp
Lớp: CQ 49/11-06
Font chữ: Times new roman Cỡ chữ: 14
Thời gian vừa qua, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) đã gây xôn xao thị trường bán lẻ Việt Nam khi quyết định mua lại công ty Metro Cash & Carry với một mức giá kỷ lục 879 USD. Theo đó tập đoàn này sẽ tiếp quản công việc kinh doanh của Metro tại Việt Nam với 19 điểm phân phối ở 14 tỉnh thành cùng với hơn 3500 nhân viên.
Điều đáng nói trong thương vụ này, là trong suốt 12 năm kể từ khi gia nhập thị trường Việt
Nam từ 2012 đến nay, trên các báo cáo tài chính của mình Metro đều thông báo thua lỗ, ngoại trừ năm 2010 là công ty thông báo mức lợi nhuận 116 tỷ đồng. Cùng thời gian trên doanh thu bán hàng của công ty vẫn tăng trưởng đều đặn, gần đây nhất năm 2013 doanh thu đạt 14731 tỷ đồng. Liệu Metro có thực sự lỗ hay không vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
Tuy nhiên, nếu để ý kĩ hơn thì sự việc trên diễn ra trong bối cảnh ngay trước năm 2015, năm mà thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có rất nhiều thay đổi quan trọng: Thị trường sẽ mở cửa hoàn toàn theo cam kết gia nhập WTO, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa từ các nước ASEAN, và có thể hoàn thành ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương PBP và theo đó Việt Nam cũng phải dành những ưu đãi nhất định đối với mặt hàng của các nước tham gia ký kết. Điều này vừa đem lại những cơ hội lẫn những thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam.
Các hãng bán lẻ |
Vậy, bán lẻ là gì? Bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa và sản phẩm cho người tiêu thụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hay hộ gia đình. Bán lẻ khác bán buôn ở chỗ, bán lẻ bán hàng hóa, sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không phải cho kinh doanh.
1. Thực trạng thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam với dân số trên 90 triệu dân, phần lớn trong số đó là dân số trẻ với mức thu nhập ngày càng gia tăng là một thị trường vô cùng hâp dẫn với các nhà bán lẻ. Cùng với đó, bộ khung pháp lý cũng ngày càng cời mở hơn đối với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, được thể hiện qua hàng loạt các hiệp định mà Việt Nam sắp sửa ký kết trong thời gian tới. Tổng mức bán lẻ của việt nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng 10% trong các năm. Theo khảo sát của CBRE, 33% các nhà bán lẻ muốn mở thêm cửa hàng tại Việt Nam, chỉ xếp sau Trung Quốc( 64%), trong đó tập trung ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với tỉ lệ lần lượt là 36%,33% và 31%. Tiềm năng là vậy, song thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tồn tại những mặt hạn chế sau đây:
Thứ nhất, hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào các kênh truyền thống như chợ ( 8500 chợ), các cửa hàng bán lẻ và tiệm tạp hóa chiếm trên 75%. Hàng hóa lưu chuyển thông qua kênh phân phối hiện đại( trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn) mới chỉ chiếm khoàng 20% thị phần và chỉ tập trung ở các thành phố. Tại các nước phát triển, tỉ lệ trên là 80-90%, trong đó tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Philipin cũng đạt tỉ lệ 30-50%.
Thứ hai, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước con non yếu so với các nhà bán lẻ nước ngoài.Ngoài những lợi thế vượt trội về vốn, khoa học công nhệ, trình độ quản lý, kinh nghiệm, nguồn nhân lực… các hãng bán lẻ nước ngoài còn nhận được nhiều sự ưu đãi hơn của chính phủ về chính sách thuế, mặt bằng, thủ tục hành chính. Quay trở lại với câu truyện chủa Metro, do khai báo lỗ nên công ty chưa phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào, song vẫn được cấp phép mở các trung tâm thương mại mới nằm ở những vị trí đắc địa trên các trục đường lớn. Trong khi đó, các hãng bán lẻ nội địa phải chấp nhận mở chi nhánh tại những vị trí mà vốn dĩ không được bố trí để mở các siêu thị. Hơn thế nữa, khó có một nhà bán lẻ nội địa có thể tồn tại được suốt 12 năm mà không phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Sự gia nhập của các hàng bán lẻ mới mà BJC là một điển hình sẽ càng làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới cạnh tranh khốc liệt hơn.
Thứ ba, thị trường bán lẻ Việt Nam còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự quy hoạch về tổng thể, khó kiểm soát về giá cả, chất lượng hàng hóa, còn nhiều tầng lớp trung gian làm cho cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị thiệt. Hệ thống luật pháp cùng với công tác quản lý của nhà nước còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật như chuyển giá, trốn thuế, đầu cơ… và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ tư, các yếu tố khoa học công nghệ chưa được ứng dụng nhiều trong hoạt động bán lẻ, điều này gây ra những cản trở nhất định đối với sự phát triển của thị trường. Hình thức thương mại điện tử còn non trẻ, chưa được phổ biến và chưa chiếm được sự tin tưởng của người dân. Các loại hình kinh doanh hiện đại khác như trung tâm đấu giá, sàn giao dịch hàng hóa còn chưa xuất hiện.
2. Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới
Một là, nhà nước cần có một chính sách quy hoạch tổng thể để phát triên thị trường bán lẻ bao gồm:
+ Xóa bỏ các khu chợ cóc, chợ tạm, các khu chợ có cơ sở hạ tầng kém, không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
+ Cùng với đó, cần phải khuyến khích mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại tới các vùng sâu vùng xa bằng các chính sách ưu đãi về thuế, cơ sở hạ tầng, thủ tục pháp lý.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường của các doanh nghiệp nội địa.
+Về chính sách đất đai: Vị trí đóng một vai trò dặc biệt quan trọng đối với ngành bán lẻ. Vì thế Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến đất đai như là ưu tiên vị trí đẹp cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, hỗ trợ giải phóng mặt bằng...
+Về đào tạo nhân lực:Nhà nước, các doanh ngiệp và trường đại học cao đẳng cần bắt tay nhau để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi và nhu cầu của thị trường cũng như nhà tuyển dụng : kĩ năng phân tích thị trường, bán hàng, quản lí rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin trong bán lẻ
+Về vốn: hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa thông qua các chính sách tín dụng hợp lí chẳng hạn như giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức cho vay, thời gian vay vốn đồng thời nới lỏng các điều kiện vay vốn
+Về thông tin: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin chính xác, tin cậy. Tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị đề tăng cường đối thoại giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp. Có các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi thao túng thị trường bằng các thông tin sai lệch.
Ba là, xây dựng hệ thống phân phối trên cơ sở các tổng kho bán buôn đi kèm với mạng lưới logistics bố trí theo từng khu vực địa bàn nhằm giảm thiểu tối đa những chi phí trong khâu vận chuyển, bảo quản, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối liên hệ tạo mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư và chi phí của cả xã hội nhờ tiết kiệm thời gian mua sắm.
Bốn là, hoàn thiện hệ thống luật liên quan đến bán lẻ như Luật cạnh tranh, Luật bán lẻ, Luật chất lượng sản phẩm… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng trên thị trường, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát, quản lí thị trường.Đồng thời xây dựng những qui định cụ thể về số lượng, qui cách, địa điểm… của các trung tâm mua sắm, cũng như ban hành các qui định điều chỉnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
Năm là, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ cũng như thương mại điện tử vào các hoạt động bán lẻ tại Việt Nam. Đây là một xu thế tất yếu, mang tính chất sống còn của bán lẻ nội địa. Nếu chúng ta không nhanh chóng đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động quản lý, bán hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng… thì khó có thể đạt được một năng suất lao động cao và đem lại nhiều giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Việc kết hợp các phương pháp kinh doanh truyền thống, cộng thêm ứng dụng các phương tiện công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trước các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Một ví dụ về Wal-Mart, việc họ quản lý các kho hàng khổng lồ của mình bằng công nghệ số đã đem đến một hiệu quả tích cực. Giờ đây, các nhân viên chỉ cần quản lý việc xuất nhập thông qua máy tính còn ban giám đốc thì có thể biết được tình hình hàng tồn kho, số lượng hàng hóa, loại hàng bán chạy nhất… chỉ trong một cú click chuột. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn thông tin phong phú về thị trường, với chi phí rẻ, từ đó nhanh chóng đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp.
Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Tại Việt Nam
Reviewed by Vũ Trọng Hiệp
on
1.12.14
Rating:
No comments: